085.44.22.555

Hỗ trợ 24/7

Giỏ hàng
28_octe9e6abada18e41ee6fdcfd9e6a87170a
28_octf5d09d3e791d6a31d0ca52d32faa5f40
Đang truy cập: 5
Trong ngày: 36
Trong tuần: 79
Lượt truy cập: 40593

CÁC BƯỚC TẠO RA MỘT SẢN PHẨM GỐM SỨ CHẤT LƯỢNG

Sản phẩm bằng gốm sứ là vật dụng có lẽ trong gia đình nào cũng có, từ bộ đồ ăn bằng gốm sứ ăn trong gia đình, bộ ấm chén hay đồ thờ cúng tổ tiên, cho đến những sản phẩm gốm sứ nghệ thuật như lọ hoa, tượng gốm,v.v....Tuy vậy, bạn có bao giờ thắc mắc quy trình để tạo ra một sản phẩm gốm sứ gồm những bước nào không? Hãy cùng gốm sứ Tâm Việt đi tìm hiểu nhé!


QUY TRÌNH CƠ BẢN TẠO RA MỘT SẢN PHẨM GỐM SỨ

Một quy trình cơ bản tạo ra một sản phẩm sẽ có 5 bước quan trọng bao gồm: Làm đất, tạo hình sản phẩm, trang trí hoa văn, tràng men và nung. Tuy nhiên, như chúng ta thấy, có rất  nhiều sản phẩm gốm có chất lượng và độ nổi tiếng khác nhau, đó chính là do sự khác biệt trong từng bước của quy trình chung từ chất liệu đến nghệ nhân làm gốm, đặc biệt là các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng, sự tinh tế của người Bát Tràng cũng như các nguyên liệu làm gốm một cách tỉ mỉ đã tạo ra những sản phẩm tuyệt vời tới tay người tiêu dùng. Vậy chúng ta hãy đi tìm hiểu cụ thể xem từng công đoạn này nhé!

QUY TRÌNH CHUNG TẠO RA SẢN PHẨM GỐM SỨ CHẤT LƯỢNG 

1. Khâu làm đất (thấu đất)

Là bước đầu tiên và cũng là quan trọng nhất đến chất lượng của sản phẩm gốm vì nó quyết định đến chất lượng của sản phẩm gốm. 

Đất sét được lấy về phải là loại đất sét pha trắng càng tốt, phải có độ mịn và chắc thích hợp. Đất sét sau khi được lấy về phải tưới thêm nước cho no(mềm), sau đó dùng mai thái thành các lát mòng, sau đó lại nhào đi nhào lại bằng chân. Bước này được lặp đi lặp lại nhiều lần nhằm mục đích loại bỏ tạp chất, đồng thời làm tăng độ mịn và chắc cho khối đất. Đây được gọi là công đoạn luyện đất hay thấu đất.

2. Tạo hình sản phẩm 

Có 3 cách tạo hình chính là: tạo hình bằng tay, tạo hình bằng bàn xoay, tạo hình bằng khuôn và tạo hình kết hợp

-Tạo hinh bằng khuôn: là phương pháp đơn giản nhất và nhanh nhất, đó là chỉ cần đổ nguyên liệu vào khuôn có sẵn để tạo hình cho sản phẩm. Phương pháp này áp dụng cho sản xuất các sản phẩm có số lượng lớn như bát, đĩa, chén,...

-Tạo hình bằng bàn xoay: đất sau khi được luyện kĩ, có độ mịn và dẻo nhất định sẽ được nặn thành các dải lớn dài chừng 40-50cm và độ rộng khoàng bằng cổ tay tùy theo mục đích sản phẩm, rồi ngắn thành những khối ngắn hơn để phù hợp với sản phẩm. Sau đó, người làm gốm sẽ dùng tay khoét một chỗ trũng ở giữa khối đất, rồi dùng tay vuốt cũng như tạo hình trên bàn xoay. Tốc độ quay của bàn xoay, mẫu hình, độ dày mỏng là do người làm gốm quyết định. Kĩ thuật này yêu cầu sự tỉ mỉ của người làm gốm sao cho sản phẩm không bị méo mó, không cân xứng.

-Tạo hình bằng tay: đây là kĩ thuật tạo hình khó nhất cũng như đòi hỏi sự tỉ mỉ, công phu nhất, cần phải những người làm gốm có kinh nghiệm, sự khéo léo mới có thể làm được. Như tên gọi của nó, tạo hình bằng tay sẽ phải sử dụng đôi tay để tạo ra những hình thù, hoa văn nghệ thuật trên sản phẩm. 

Cũng có thể kết hợp nhiều phương pháp tạo hình trong từng công đoạn tạo hình khác nhau

3. Trang trí hoa văn 

-Vẽ hoa văn: có 2 loại vẽ trên men và dưới men. Vẽ trên men là cách vẽ trực tiếp trên nền mộc, còn vẽ dưới men là sau khi tráng men rồi mới vẽ lên. Cả 2 cách vẽ đều đòi hỏi người nghệ nhân có kĩ thuật cao, có năng khiếu nghệ thuật để tạo ra những hình hoa văn bắt mắt, tinh xảo 

Gần đây, có kiểu vẽ trên nền đất nung sẵn sơ qua, rồi in hình trên giấy đề can. Tuy nhiên, kiểu vẽ này không giữ được tính truyền thống nghệ thuật của gốm Bát Tràng nên loại hình này không được coi là di sản nghệ thuật trong làng gốm Việt Nam.

-Cắt gọt và khắc hoa văn sản phẩm: để tăng tính hoàn mĩ cho sản phẩm, cần có công đoạn cắt gọn những chỗ thừa và cạnh sắc nhọn, sau đó là khắc hình hoặc in hình bằng khuôn có sẵn lên sản phẩm. Cùng với vẽ, khắc hoa văn cũng làm cho sản phẩm có tính thẩm mĩ và nghệ thuật cao hơn rất nhiều!

4. Tráng men

Sản phẩm mộc hoặc nung sơ sẽ đến bước tráng men. Tráng men cũng có nhiều kĩ thuật như phun men, dội men, đúc men...tùy theo kĩ thuật người làm, cơ sở thiết bị và đối tượng sản phẩm mà lựa chọn cách tráng men phù hợp. Sự khác biệt của các sản phẩm ở các làng gốm khác nhau cũng dựa vào lớp men rất nhiều.

Sau khi tráng men sẽ có thêm bước sửa men để hoàn thiện lại các sản phẩm còn tráng thiếu, tráng lỗi, không đều,..

5. Nung sản phẩm

Bước quan trọng quyết định sự thành bại của một mẻ gốm. Các loại lò hay được sử dụng là lò cóc, lò bầu và lò hộp gần đây

Tùy theo mục đích sản phẩm là gì mà nung ở các nhiệt độ khác nhau.  Gốm đất nung ở nhiệt độ từ 600 – 900 độ C, gốm sành nâu từ 1100 – 1200 độ C, gốm sành xốp từ 1200 – 1250 độ C, gốm sành trắng từ 1250-1280 độ C và đồ sứ từ 1280 – 1350 độ C.

Gốm sứ Tâm Việt tự hào cung cấp các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng chính hãng, với nguyên liệu chuẩn làm gốm cũng như những nghệ nhân làm gốm khéo léo, tạo nên những sản phẩm gốm sứ tốt nhất tới tay khách hàng.

23_julf47454d1d3644127f42070181a8b9afc
Thông tin chúng tôi

GỐM TÂM VIỆT - BÁT TRÀNG

Chuyên sản xuất, cung cấp sản phẩm gốm sứ Bát Tràng sỉ và lẻ giá tốt nhất thị trường 

Địa chỉ CS1: 26 Giang Cao, Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội

Địa chỉ CS2: Ki-ốt 1, toà nhà chung cư Thăng Long Capital, An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội

Hotline: 085.44.22.555 / 0868.171.668

Email: quanganh163@gmail.com

Website: gomtamviet.com

Kết nối với chúng tôi
Bản đồ cở sở 1
Bản đồ cở sở 2
fanpage facebook
Website is designed at tnweb.vn